Thẩm quyền ghi án lệ Tiền_lệ_pháp

Ở nước Anh, từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX. Việc ghi chép các vụ án do các cá nhân thực hiện mà không hề được cơ quan đã xét xử vụ án kiểm tra lại trước khi công bố. Hơn nữa chất lượng của việc ghi chép này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và trình độ của từng người ghi chép. Do vậy một số vụ án đã không được áp dụng vì thiếu tính khoa học của chúng.[31]

Để giải quyết vấn đề này năm 1965, nước Anh đã thành lập hội đồng ghi chép án lệ có tên là Incorporated Council of Law Reporting (Ủy ban xuất bản báo cáo pháp luật) với mục đích ghi lại một cách trung thực tình tiết của vụ án và quan điểm của thẩm phán cùng với quyết định của Tòa (đặc biệt là các quyết định của tòa án cấp cao).

Về nguyên tắc, sau khi ghi chép những án lệ này phải được tòa án nơi ra phán quyết kiểm tra lại trước khi xuất bản. Trên thực tế hầu hết những vụ án quan trọng, điển hình đặc biệt là những vụ án do các tòa cấp cao xét xử sẽ được ghi lại một cách chi tiết. Sau đó những người có thẩm quyền theo luật định sẽ quyết định những vụ án nào sẽ được lưu lại để làm cơ sở cho việc xét xử sau này. Và hiện nay tất cả các nước theo hệ thống Thông luật đều lập ra một cơ quan chuyên trách ghi chép án lệ.Như vậy khi một vụ án được cơ quan có thẩm quyền ghi chép lại vào những văn bản (Law Report) một cách hợp pháp (hay nó đã được hệ thống hóa) thì nó đã trở thành một nguồn luật của các nước theo hệ thống thông luật, nói cách khác kể từ khi vụ án được ghi chép lại một cách hợp pháp thì "nó được coi là một viên gạch trong bức tường pháp luật.[55]